BankExpress tổng hợp một cách đơn giản, dễ hiểu về 5 điểm thay đổi mới trong nội dung Thông tư số 10/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành 1/9/2023 của Ngân hàng Nhà nước. Bài viết phân tích những nội dung quan trọng nhất (vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác) trong thông tư này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người đang vay tiền hoặc mua trả góp ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Thông tư số 10/2023/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tối 23/8/2023 và có hiệu lực thi hành 01/9/2023 có hiệu lực thi hành nhằm ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN và bổ sung cho Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Điểm Thay Đổi | Tóm Tắt |
---|---|
Mục Đích Khoản Vay | Các tổ chức tín dụng được cho phép cấp vay vốn để trả nợ khoản vay với mục đích phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân thay vì chỉ vay cho mục đích sản xuất kinh doanh. |
Lựa Chọn Ngân Hàng Cho Vay | Khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng cho vay vốn dựa trên lãi suất thấp hơn hoặc các chương trình hỗ trợ tốt hơn để tối ưu hóa quản lý tài chính của họ. |
Đồng Tiền Trả Nợ Vay | Khách hàng có khả năng trả nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền mà họ đã vay, dưới sự thỏa thuận của tổ chức tín dụng và phù hợp với quy định pháp luật. |
Số Tiền Vay Trực Tuyến | Khách hàng vay trực tuyến không được vay quá 100 triệu đồng đối với mục đích phục đời sống tại một ngân hàng, nhằm kiểm soát mức vay tối đa cho mục đích cá nhân. |
Quy Trình Xác Thực Khách Hàng eKYC | Quy định cho phép các ngân hàng xác thực khách hàng điện tử (eKYC) dựa trên dữ liệu định danh cá nhân đã được xác thực bởi các cơ quan nhà nước hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia. |
Xem thêm: Tất cả điều cần biết về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
Thay đổi về mục đích khoản vay
Các tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống thay vì chỉ được vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN.
Các tổ chức tín dụng được xem xét và quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác, không chỉ với mục đích vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, mà còn để phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân của khách hàng. Trước đây, người đi vay phải chứng mình mục đích khoản vay mới phải phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tham khảo: Đảo nợ là gì? Hướng dẫn Đảo nợ ngân hàng từ A-Z
Thay đổi về quy định lựa ngân hàng cho vay
Các tổ chức tín dụng được xem xét và quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác.
Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Như vậy, khách hàng có thể chọn ngân hàng có lãi suất vay thấp hơn hoặc có nhiều chương trình hỗ trợ hơn để vay, nhằm tối ưu hóa dòng tiền. Trước đây, nếu muốn đảo khoản nợ giữa các ngân hàng, khách hàng phải sử dụng một tài sản khác để thế chấp vay từ ngân hàng này, trước khi trả nợ và rút tài sản đảm bảo ở khoản vay cũ.
Nói một cách khác, khách hàng có thể vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác, có thể chọn ngân hàng có lãi suất vay thấp hơn hoặc có nhiều chương trình hỗ trợ hơn để vay, nhằm tối ưu hóa dòng tiền.
Tham khảo: So sánh lựa chọn gói vay ngân hàng tốt nhất
Thay đổi về đồng tiền trả nợ vay
Ngoài ra, khách hàng còn có thể trả nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền mà họ đã vay. Theo Thông tư 06, quy định rõ rằng “đồng tiền trả nợ” là đồng tiền mà ban đầu được vay cho khoản vay. Trường hợp khách hàng muốn trả nợ bằng đồng tiền khác, thì điều này sẽ được thực hiện dưới sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Trước đây, Thông tư 39 quy định rằng việc trả nợ phải bằng đồng tiền mà ban đầu đã được vay cho khoản vay, không được phép sử dụng đồng tiền khác.
Tham khảo: Tài khoản ngân hàng là gì? Có mấy loại? Cách sử dụng.
Thay đổi về số tiền có thể vay theo hình thức online
Theo Thông tư 06, khách hàng vay theo hình thức trực tuyến (vay online) không được vay quá 100 triệu đồng đối với nhu cầu phục đời sống tại một ngân hàng. Điều này chỉ rõ rằng Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định cụ thể hơn về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Thông tư này đã sửa đổi và bổ sung một số điều khoản để phù hợp với hình thức cho vay trực tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức tín dụng trong việc triển khai hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, đồng thời đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của quy trình.
Trong thông tư này, có quy định quan trọng là dư nợ vay vốn dành cho nhu cầu đời sống không được vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng. Điều này nhấn mạnh sự kiểm soát về mức vay tối đa cho mục đích cá nhân của khách hàng vay trực tuyến.
Xem thêm: Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn chi tiết
Thay đổi về hình thức và quá trình vay ngân hàng
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng được phép triển khai quy trình xác thực khách hàng điện tử (eKYC) khi cấp vay vốn cho khách hàng. Quá trình xác thực này dựa trên việc sử dụng dữ liệu định danh cá nhân mà đã được xác thực bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, hoặc từ tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử, theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và bảo mật trong quá trình xác thực thông tin cá nhân của khách hàng khi tham gia vào các giao dịch vay vốn trực tuyến.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của eKYC là khả năng tạo ra các dịch vụ mới và tốt hơn cho khách hàng. Quá trình xác thực này mở ra cơ hội cho các tổ chức tài chính để phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên thông tin xác thực về khách hàng.
Ví dụ, việc xác minh danh tính một cách nhanh chóng và chính xác có thể giúp tạo ra các sản phẩm vay vốn trực tuyến với lãi suất cạnh tranh hoặc cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tùy chỉnh dựa trên thông tin cá nhân của mỗi người dùng.
Tham khảo: eKYC là gì? Ứng dụng định danh điện tử trong ngân hàng
Bài viết nổi bật