Thanh toán xuyên biên giới là gì?
Đây là một cách thanh toán được tạo ra nhằm hỗ trợ người dùng chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, cũng như từ nước ngoài về Việt Nam một cách nhanh nhất.
Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua TCTD, chi nhánh NHNNg được phép hoạt động ngoại hối nên rất an toàn, chính xác, chi phí thấp, được luật pháp bảo vệ khi xảy ra vấn đề phát sinh.
Các hoạt động cần dùng thanh toán xuyên biên giới
Thứ nhất, đối với việc thanh toán, chuyển tiền cho mục đích giao dịch vãng lai
Tổ chức và cá nhân người cư trú được thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài cho các mục đích của giao dịch vãng lai.
Ví dụ:
Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Các khoản chuyển tiền một chiều (Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài)
Thứ hai, đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Ví dụ:
Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài;
Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép hoặc nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
Có tài khoản vốn và đã đăng ký với NHNN theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với trường hợp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản
Riêng đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cá nhân Việt Nam không được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, và chỉ được tham gia dưới hình thức chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.
Thứ ba, đối với vay, trả nợ nước ngoài
Ví dụ:
Người cư trú là tổ chức kinh tế, TCTD và cá nhân, Pháp lệnh Ngoại hối quy định, trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, người cư trú là tổ chức kinh tế, TCTD và cá nhân được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngân hàng Thái Lan mở thanh toán xuyên biên giới với Việt Nam
Ngân hàng Bangkok trở thành ngân hàng đầu tiên của Thái Lan cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng QR với Việt Nam. Đại diện ngân hàng này cho biết dịch vụ sẽ giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế khi Thái Lan mở cửa sau đại dịch.
Dự án của Ngân hàng Bangkok thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới với công nghệ mã QR là thành quả của sự hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các ngân hàng trung ương trong khối ASEAN đã và đang làm việc về kết nối thanh toán kỹ thuật số trong khu vực kể từ năm 2019.
Theo ông Charamporn Jotikasthira, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Bangkok, dịch vụ của ngân hàng này có điểm mạnh là giao dịch an toàn, thuận tiện và đặc biệt là tỷ giá hối đoái hấp dẫn.
Năm 2019, có khoảng 1,5 triệu lượt khách du lịch đi lại giữa hai nước và Ngân hàng Bangkok đang chờ đợi việc Thái Lan mở cửa trở lại để triển khai dịch vụ. Du khách Thái Lan tới Việt Nam và ngược lại có thể sử dụng ứng dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ.
Tại Thái Lan năm ngoái, khối lượng giao dịch thanh toán điện tử, bao gồm cả thanh toán bằng mã QR, đạt 13,39 triệu lượt, tăng 49,1% so với năm 2019. Do đó, Ngân hàng Bangkok kỳ vọng rằng khi hoạt động kinh tế và du lịch trở lại dịch vụ thanh toán QR sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh tế trong thời kỳ phục hồi.
Thanh toán xuyên biên giới bất hợp pháp
Thông thường, các máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ (máy POS) và các ứng dụng thanh toán trực tuyến muốn hoạt động tại Việt Nam phải được các ngân hàng trong nước chấp thuận và được kết nối với các trung tâm thanh toán để quản lý dòng tiền.
Tuy nhiên, với máy POS và các ứng dụng thanh toán trực tuyến trái phép, mọi giao dịch thanh toán sẽ được chuyển thẳng về hệ thống xử lý thanh toán ở nước ngoài, không qua hệ thống ngân hàng và trung gian thanh toán Việt Nam; nghĩa là, mua và lấy tại Việt Nam, nhưng tiền lại đi đúng một vòng, từ ngân hàng nước ngoài, quay trở lại nước ấy. Sau đó, bằng một cách khác, nó được cầm tay mang về Việt Nam cho các chủ hàng đã chấp nhận giao dịch lén lút kia. Không ai kiểm soát, không một đồng thuế, phí nào được thu theo đúng nguyên tắc giao dịch tiền tệ quốc tế.
Nhiều chủ cửa hàng cho biết, chỉ cần có tài khoản tại Trung Quốc do một người Trung Quốc đứng tên là có thể tiến hành việc giao dịch “lậu” kiểu này. Sau đó, tiền bán hàng sẽ nhờ người quen thân từ Trung Quốc cầm về Việt Nam.
Wechat là một ứng dụng cho phép thanh toán trực tuyến được phát triển và phổ biến tại Trung Quốc. Việc giao dịch mua bán hoàn toàn bằng đồng nhân dân tệ này không cần thông qua bất kỳ ngân hàng hay cổng trung gian thanh toán nào của Việt Nam.
Vậy các chủ cửa hàng được lợi gì khi thanh toán trực tuyến xuyên biên giới trái phép?
Điểm mấu chốt nằm ở phí giao dịch. Khách du lịch thanh toán tiện lợi, không bị thu bất kỳ đồng thuế, phí nào. Trong khi đó, chủ cửa hàng vừa bán được hàng, vừa trốn được nhiều loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; các đơn vị lữ hành, hay dân môi giới được tiền hoa hồng… Mắt xích nào cũng được lợi, nên dù biết bất hợp pháp, chuỗi thanh toán trực tuyến xuyên biên giới trái phép này vẫn đang ngang nhiên diễn ra hàng ngày, từ Bắc vào Nam.
Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua TCTD, chi nhánh NHNNg được phép hoạt động ngoại hối nên rất an toàn, chính xác, chi phí thấp, được luật pháp bảo vệ khi xảy ra vấn đề phát sinh.
Khách du lịch thanh toán tiện lợi, không bị thu bất kỳ đồng thuế, phí nào. Trong khi đó, chủ cửa hàng vừa bán được hàng, vừa trốn được nhiều loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; các đơn vị lữ hành, hay dân môi giới được tiền hoa hồng…
Bài viết nổi bật