Với việc khung giá đất đã được Chính Phủ của ban hành ngày 19/12/2019 và hầu hết các địa phương trên toàn quốc đều ra Nghị Quyết phê duyệt bảng giá đất tại địa phương thì tại sao đến thời điểm này tức 10/01/2020 TP HCM vẫn chưa thể ban hành Nghị quyết phê duyệt bảng giá đất trên địa bàn thành phố. Việc bảng giá đất chưa được ban hành khiến việc làm hồ sơ nhà đất của người dân trên toàn TP.HCM bị ngưng trệ.
- Kiểm kê đất đai của Doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc
- Khung giá đất 2020 tăng, áp lực cho người mua nhà thêm năng?
Thông tin được quan tâm nhất hiện nay là bảng giá đất tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, trong khi UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chỉ đề xuất giá đất tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014 – 2019 thay vì mức 30% như tính toán ban đầu. Theo đó, bảng giá đất ở tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều, tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường 1 chiều.
Nhưng tại TP HCM dường như vẫn dừng lại ở kiến nghị từ Hiệp hội BĐS TP HCM khi kiến nghị không tăng khung giá đất 2020-2024. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào được ban hành.
Chưa có cơ sở áp dụng giá tính thuế
Theo thông tin chúng tôi thu thập được ngày 02/1/2020, chi cục thuế Quận 9 vẫn chưa nhận được Quyết định ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP HCM áp dụng từ 1/1/2020 do vậy không có cơ sở để áp dụng giá tính thuế.
Tương tự, tại Chi cục Thuế Q.7, từ ngày 1.1 đến nay những hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng, hợp thức hóa nhà đất đều bị “tắc” do không thể đóng tiền sử dụng đất, thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân. Những hồ sơ nộp về đây, ngành thuế chỉ có thể nhận chứ không thể giải quyết, bởi đến nay TP.HCM vẫn chưa ban hành bảng giá đất mới áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024.
BankExpress sẽ tiếp tục cập nhật đến các bạn những thông tin mới nhất trong thời gian tới, hãy theo dõi Blog của chúng tôi hoặc gọi Hotline 0927 202 888 để được tư vấn tận tâm nhất.
Tìm hiểu thêm về bảng giá đất
Bảng giá đất là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ. Theo đó, bảng giá đất của các địa phương hiện nay (giai đoạn 2014 – 2019) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019. Vì vậy, nhiều địa phương trên cả nước đã bắt đầu xây dựng bảng giá đất mới cho giai đoạn 2020 – 2024.
Ngày 19/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Theo đó, đối với khung giá đất của nhóm đất nông nghiệp bao gồm khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác – Phụ lục I; khung giá đất trồng cây lâu năm – Phụ lục II; khung giá đất rừng sản xuất – Phụ lục III; khung giá đất nuôi trồng thủy sản – Phụ lục IV; khung giá đất làm muối – Phụ lục V.
Với nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm khung giá đất ở tại nông thôn – Phụ lục VI; khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn – Phụ lục VII; khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn – Phụ lục VIII; khung giá đất ở tại đô thị – Phụ lục IX; khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị – Phụ lục X; khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị – Phụ lục XI.
Đơn cử, khung giá đất ở tại đô thị như sau:
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi Chính phủ ban hành khung giá đất, mức điều chỉnh giá đất ở từng khu vực so với khung giá trước đây và được công bố chi tiết để UBND các tỉnh, thành phố lấy làm căn cứ xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.
Bộ cũng giải thích, khung giá chỉ được lấy làm căn cứ để xây dựng bảng giá, còn mức tăng cụ thể bao nhiêu phần trăm so với khung quy định là do địa phương tự quyết định.
Bài viết nổi bật