Nợ nhóm 2 là những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ 10 ngày đến dưới 90 ngày Trong quá trình vay ngân hàng, nếu khách hàng không trả nợ gốc và nợ lãi theo đúng thời hạn nêu trong hợp đồng tín dụng thì sẽ được phân loại vào các nhóm nợ.
Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn, các nhóm nợ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ số tín nhiệm của người vay và đến sự đảm bảo an toàn trong việc cấp tín dụng đối với ngân hàng. Bài viết trả lời tất cả những vấn đề về nợ nhóm 2, nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết hiệu quả khi bị nợ nhóm 2.
Đối với các khoản nợ quá hạn quá lâu hoặc không có khả năng thu hồi, ngân hàng sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật để giải quyết tình hình. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và đảm bảo sức khỏe tài chính của mình, khách hàng cần đưa ra kế hoạch tài chính hợp lý và quản lý các khoản nợ một cách cẩn thận.
Tham khảo: 5 Thay đổi Mới người Vay tiền Ngân hàng Phải biết từ 1/9/2023
Nợ nhóm 2 là gì?
Các nhóm nợ xấu được chia thành các nhóm dựa trên mức độ quản lý nợ của khách hàng và thời gian chậm trễ trong việc trả nợ. Các nhóm này cũng thể hiện mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nợ nhóm 2 là những khoản nợ sau:
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN
- Những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ 10 ngày đến dưới 90 ngày đều được xếp vào nợ nhóm 2.
- Khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn lần 1 và đang còn trong hạn.
Nguyên nhân gây ra nợ nhóm 2
Ngoài một số lý do khách qua từ phía ngân hàng được nêu dưới đây, thì lý do chính đa phần xuất phát từ người vay. Trước khi tiến hành giải ngân cho vay, các ngân hàng cần thực hiện quá trình thẩm định và đánh giá khoản vay. Đây là bước rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng có thể biết rõ thông tin về khách hàng, tình hình tài chính của họ cũng như đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng. Dựa trên những thông tin này, ngân hàng sẽ quyết định xem có cho vay hay không.
Nếu quá trình thẩm định này không được thực hiện chính xác, ngân hàng có thể đánh giá sai khách hàng, dẫn đến việc phát sinh nợ xấu. Hiện nay, có hai lỗi phổ biến nhất trong quá trình thẩm định khoản vay bao gồm:
- Thiếu thông tin về khách hàng hoặc tiếp nhận thông tin sai lệch, dẫn đến việc đánh giá không chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn vay cũng như hiệu quả phương án cho vay.
- Do áp lực cạnh tranh, những người thẩm định có thể bỏ qua tiêu chuẩn và điều kiện cho vay, dẫn đến việc đánh giá sai về hiệu quả khoản vay.
Tham khảo: Lịch sử tín dụng là gì? Kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân CIC
Quên lịch lịch trả nợ:
Việc này diễn ra khá thường xuyên đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính do khoản vay nhỏ và hệ thống nhắc nợ không thường xuyên.
Tôi có sẵn tiền trong tài khoản để đóng lãi nhưng do lu bu công việc rồi quên hoặc nộp sau 10 ngày
Anh Thăng – Khách hàng vay tại Vietcombank
Chênh lệch kỳ thanh toán lương và trả nợ
- Do không trả nợ trước ngày nhận lương nên khách hàng có tâm lý chờ có lương mới thanh toán nợ;
- Ngày đóng lãi quá xa ngày nhận lương nên khách hàng bị quên.
- Khách hàng không có tài khoản Internet Banking nên khi đi thanh toán những khoản tiền nhỏ thì khách hàng thường ngại ra ngân hàng để đóng lãi.
Trục trặc trong quá trình chuyển tiền liên ngân hàng:
Tâm lý chung khách hàng hay chờ gần đến gần ngày quá hạn nợ tức là 7-8 ngày sau ngày đến hạn trả nợ mới chuyển tiền tuy nhiên khi có trục trặc chuyển tiền liên ngân hàng thì lại quá 10 ngày.
Một vài lý do khác
- Người vay không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi dùng thẻ tín dụng.
- Người dùng không có khả năng chi trả khoản chi vượt hạn mức thẻ tín dụng.
- Người mua không thanh toán đúng hạn các khoản mua trả góp.
- Một số nguyên nhân khách quan do dịch bệnh, thiên tai, mất mùa… nên người vay không thể thanh toán khoản vay đúng thời hạn.
Hậu quả khi rơi vào nợ nhóm 2?
Hãy tránh rơi vào tình trạng nợ chú ý nhóm 2 trở lên bằng cách thanh toán đúng hạn. Nếu bị nợ xấu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin vay tiền tại các ngân hàng. Ngoài ra, còn rất nhiều rắc rối khác nếu bạn để mình bị nợ xấu, khi đó có thể tham khảo thông tin về quy định dưới đây:
- Đối với khoản vay dưới 10 triệu đồng: Nếu nợ xấu dưới 10 triệu đã được thanh toán đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cung cấp thông tin lịch sử tín dụng của người vay. Điều này đã được quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN. Do đó, người vay cần nhanh chóng thanh toán hết số nợ để được xóa thông tin trên hệ thống CIC.
- Đối với khoản vay trên 10 triệu đồng: Nếu nợ xấu phát sinh trên 10 triệu đồng, lịch sử tín dụng của người vay sẽ được cập nhật hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ khi khoản nợ được trả hết, người vay sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng. Khi đó, nếu có nhu cầu vay, người vay sẽ được xem xét và phê duyệt khoản vay vốn.
Nếu xảy ra phát sinh nợ xấu (các nhóm nợ 3-4-5), tất cả thông tin liên quan đến người vay như tên, các khoản vay trước đó, khoản vay hiện tại, địa chỉ vay và thời hạn nợ quá hạn sẽ được cập nhật vào Trung tâm Tín dụng Cá nhân (CIC). Thời gian lưu giữ thông tin này là từ 3 đến 5 năm kể từ ngày người vay thanh toán hết cả gốc và lãi khoản nợ xấu. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về những người phát sinh nợ xấu. Điều này sẽ khiến những người nằm trong nhóm 3, 4, 5 khó có cơ hội được cho vay trong tương lai, bị mất đi cơ hội để vay vốn.
Tham khảo: Lịch sử tín dụng là gì? Kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân
Cách xóa nợ nhóm 2 và điều kiện để được vay vốn
Để có thể vay vốn dù là vay tín chấp hay vay thế chấp thì các khoản vay phải trở lại nhóm 1. Điều này có nghĩa là cần phải trả đủ số tiền nợ gốc và lãi hiện tại càng sớm càng tốt và chờ 12 tháng để xóa lịch sử nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu nhóm 3-4-5, bạn phải chờ từ 3-5 năm để xóa. Lưu ý đặc biệt, nếu bị nợ nhóm 3 thì khả năng vay ngân hàng lên tới 90% là không thể.
Tuy nhiên một số ngân hàng vẫn xem xét hồ sơ và có quy trình kiểm soát riêng nếu đáp ứng được điều kiện khác như nguồn thu nhập tốt, tài sản thế chấp tốt. Mặc dù không thể xóa nợ xấu hoàn toàn, tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong ngành tài chính ngân hàng và hỗ trợ nhiều khách hàng vay thành công, BankExpress sẽ hỗ trợ bạn đàm phán với ngân hàng trong trường hợp này. Nếu ngân hàng nói “KHÔNG” với bạn. Không có nghĩa là bạn hết cơ hội.
Liên hệ BankExpress để được hỗ trợ nhanh nhất.
Các khoản nợ quá hạn có khả năng gây hại cho ngân hàng vì chúng là khoản nợ mà ngân hàng có thể không thể thu lại được. Điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm tín dụng cá nhân khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu và đảm bảo sức khỏe tài chính của mình, khách hàng cần đưa ra kế hoạch tài chính hợp lý và quản lý các khoản nợ một cách cẩn thận.
Tham khảo: Kế hoạch trả nợ tín dụng thông minh trong 7 bước đơn giản
Những câu hỏi thường gặp về nợ nhóm 2
Việc đầu tiên khi phát hiện mình bị nợ nhóm 2 là bạn nên ra ngân hàng thanh toán ngay khoản nợ đó sớm nhất có thể. Nếu muốn vay thêm hoặc vay mới, bạn phải tìm hiểu ngân hàng nào có chính sách phê duyệt linh hoạt để xét duyệt trong trường hợp này. Tại BankExpress, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng đánh giá hiện trạng và tư vấn sản phẩm ngân hàng phù hợp nhất cho khoản vay của bạn.
Đã tất toán (trả toàn bộ gốc và lãi) khoản vay đang bị nợ xấu trước thời điểm đăng ký vay mới tối thiểu 3 tháng. Nợ quá hạn chỉ liên quan đến thẻ tín dụng và không quá 10 triệu đồng. Một số trường hợp nợ nhóm 2 do sai sót từ ngân hàng thì phải có xác nhận giải trình hoặc xin lỗi từ phía ngân hàng gây ra lỗi đó.
Để chuyển chuyển nợ nhóm 2 về nhóm 1 (thời gian thử thách nợ nhóm 2) thì thời gian cần thiết là 12 tháng thì lịch sử nợ xấu mới được xóa hoàn toàn trên CIC. Thời gian này được tính kể từ khi đóng hết khoản tiền dư nợ gốc với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đang có dư nợ). Đây được gọi là thời gian thử thách nợ nhóm 2 và là câu trả lời cho câu hỏi nợ nhóm 2 khi nào được xoá.
Những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ 10 ngày đến dưới 90 ngày đều được xếp vào nợ nhóm 2
Bài viết nổi bật