Hợp đồng tín dụng (dành cho cá nhân) của Ngân hàng là Hợp đồng mẫu, gần như không được điều chỉnh do đó nhiều Khách hàng thường không đọc kỹ hoặc không thể điều chỉnh Hợp đồng tín dụng. Để tránh rủi ro, có những thông tin người vay cần quan tâm để không ảnh hưởng đến các quyền lợi của mình:
Các thông tin liên quan đến Bên vay:
Thông tin về địa chỉ và số điện thoại trên Hợp đồng tín dụng là cơ sở để Ngân hàng gửi các thông báo. Do vậy thông tin số điện thoại cần chính xác vì Ngân hàng thường xuyên liên lạc với Khách hàng qua điện thoại và tin nhắn.
Kiểm tra mục đích vay và điều kiện rút vốn:
Để tránh tình trạng ký Hợp đồng tín dụng xong lại không được giải ngân, cần hiểu điều kiện rút vốn từ ngân hàng:
- Nếu mục đích là vay tiêu dùng: người vay hầu như không phải chứng minh về mục đích sử dụng vốn và Ngân hàng sẽ giải ngân tiền vào tài khoản cho bạn.
- Nếu mục đích khác với vay tiêu dùng: người vay phải chứng minh mục đích sử dụng và Ngân hàng sẽ giải ngân bằng cách chuyển khoản cho người bán.
Kiểm tra lãi suất và phí:
- Hiện các ngân hàng đưa ra rất nhiều mức và cách tính lãi suất khác nhau. Lãi suất tính trên tháng hay trên năm, lãi tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ cố định.
- Định kỳ thay đổi lãi suất: có thể thay đổi lãi suất một lần vào ngày tròn một năm sau ngày giải ngân hoặc từ năm thứ hai sẽ thay đổi lãi suất 3 tháng một lần theo lãi suất tiết kiệm…; và cơ sở để thay đổi lãi suất cũng rất đa dạng.
Kiểm tra lịch trả nợ:
Người vay phải kiểm tra xem mình có đủ năng lực để thực hiện trả nợ đúng theo lịch thanh toán quy định trong Hợp đồng tín dụng hay không. Nếu muốn điều chỉnh lịch trả nợ, bạn có thể thương lượng với nhân viên Tín dụng, có một số Ngân hàng sẽ đồng ý lên lịch trả nợ với các kỳ trả nợ không đồng nhất. Trường hợp người vay không thanh toán nợ đúng hạn sẽ bị ngân hàng chuyển nợ xấu và khi đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất vay cũng như khả năng được phê duyệt khoản vay mới khi có nhu cầu.
Làm gì khi bị phát sinh nợ xấu
Lưu ý: trong quá trình trả nợ, nếu đột xuất bạn không thể thanh toán nợ tại một kỳ thanh toán bất kỳ, người vay nên làm đơn đề nghị điều chỉnh lịch trả nợ hoặc gia hạn nợ, đơn này phải gửi trước ít nhất 10 ngày theo quy định từng Ngân hàng.
Dự tính các phương án xấu ảnh hưởng tới khả năng trả nợ trong tương lai:
Trong trường hợp người vay ly hôn, mất việc làm, mất nguồn thu nhập chính, tài sản đảm bảo giảm giá trị hoặc có sự kiện xảy ra làm giảm năng lực trả nợ, Ngân hàng sẽ có quyền thu hồi nợ trước hạn. Và như vậy sẽ làm bạn rất khó khăn xoay sở “cục tiền” để trả nợ nếu không muốn bị Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo. Do đó khi đi vay cũng cần cân nhắc các yếu tố này trước khi ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
Trên đây là những thông tin cần quan tâm khi ký Hợp đồng tín dụng. Khách hàng cũng nên tìm hiểu thêm 6 bước mua nhà thành công và an toàn hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0901 199 169 để nhận được những thông tin mới và chi tiết nhất về thông tin, pháp lý dự án và hỗ trợ vay mua tối ưu.
Bài viết nổi bật