Cập nhật những thông tin chính xác nhất về dự phòng rủi ro tín dụng là gì và các loại dự phòng rủi ro tín dụng mà các kế toán trích lập quỹ.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng. Vì vậy, theo quy định của pháp luật và để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp, các kế toán thường sẽ trích lập các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
- Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đựơc hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xẩy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.
“Nợ xấu có vay ngân hàng được hay không?”
- Các loại dự phòng tín dụng?
Dự phòng tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là gì?
Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.
– Dự phòng chung là gì?
Dự phòng chung là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với các khoản nợ chưa được xử lí, phải chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A – C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng phải trích thêm dự phòng chung. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức trên, dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Cả 2 loại dự phòng trên đều được trích từ chi phí.
- Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
– Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
– Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
– Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan sẽ không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.
Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
Bài viết nổi bật